Hy vọng

Tôi đã từng làm tình nguyện viên ở bệnh viện địa phương. Tôi bắt đầu từ tầng cho trẻ em và dần dần được lên đến tầng ba để tiếp tục trong việc chăm sóc bệnh nhân của mình. Tôi thấy những người phụ nữ và đàn ông già và trẻ đều phải chịu đựng bệnh tật của họ, và điều này đã nhắc nhở tôi cuộc sống này thật mỏng manh làm sao.

Trong suốt bốn năm rưỡi làm việc tại bệnh viện, tôi đã trải qua ba năm trong việc chăm sóc bệnh nhân của mình, và tôi đã thân với nhiều bệnh nhân ở đó.

Có một người đàn ông tên Robert bị té và gãy hông của mình vào lúc ông ấy 70 tuổi và ông ấy buộc phải chuyển vào bệnh viện để sống vì gia đình của ông ấy không thể chăm sóc cho ông ấy được. Điều đầu tiên mà ông Robert thường nói khi gặp chúng tôi rằng: “Tuần tới tôi sẽ về nhà.” Ông ấy đã ở với chúng tôi 6 tuần trước khi ông ấy mất.

Có một người phụ nữ tên Sophie, cô ấy đã bị một tai nạn xe vào lúc 30 tuổi, cô ấy bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Phòng của cô ấy dán đầy những bức hình của gia đình mình và cô ấy có một cách để có thể nhớ hết tất cả ngày sinh nhật của mọi người – tất cả những y tá, bác sĩ và thậm chí là cả chúng tôi nữa – bằng những sọc vằn của viên kẹo. Sophie vẫn ở đó, cô ấy đã ở đó 12 năm và vẫn tiếp tục ở đấy.

Clara là người phân công việc cho tôi. Bà ấy là một phụ nữ khá im lặng, bà ấy không nói nhiều, nhưng cặp mắt của bà ấy đã nói cho tôi biết rằng bà ấy rất cảm kích vì tôi đã ở đó. Niềm tự hào & niềm vui của bà ấy là đứa cháu trai của mình, người đã trở thành thị trưởng của thị trấn kế bên khi anh ấy mới chỉ 25 tuổi. Bức hình của anh ấy được đặt rất trang trọng trong phòng của bà ấy.

Clara đã mất hai tháng trước khi tôi tốt nghiệp trung học. Và từ lúc đó tôi không còn đến bệnh viện nữa và thỉnh thoảng tôi lại nghĩ về những bệnh nhân mà tôi đã không còn gặp nữa sau những ngày tình nguyện đã kết thúc. Điều mà làm tôi ấn tượng nhất về những bệnh nhân trên tầng ba đó là họ thường xuyên cảm thấy vô vọng – vì họ không đủ khỏe để có thể trở về nhà với gia đình của họ.

Những người trở nên rất yếu thì thường rơi vào hai trạng thái cảm xúc. Họ hy vọng được khỏe hơn, hoặc họ trở thành người bị đánh bại hoàn toàn. Nếu như bạn nhìn vào đôi mắt của họ, bạn có thể thấy áng sáng hoặc sự trống rỗng. Nhưng tôi thường thấy sự trống trống rỗng trong họ.

Tôi đã không để ý điều đó cho đến khi sự tuyệt vọng trong mắt họ còn nhiều hơn cả việc mong chờ được trở về với gia đình. Mà đó là sự tuyệt vọng về cuộc sống. Không còn gì đáng để cho họ sống nữa và không có gì ngoài bệnh viện ra.

Tôi tự hỏi rằng liệu trong số những người đó có ai đã từng nghĩ về Chúa hay chưa.

Đôi khi, cuộc sống có thể ngột ngạt giống như đang bị giam cầm trong bốn bức tường của căn phòng ở bệnh viện vậy. Chúng ta đang sống một cuộc sống của mình với “những bức tường”. Chúng ta theo đuổi những ước ước mơ của mình và chúng ta theo đuổi sự thành công trên thế giới này. Nhưng rồi cuối cùng, thỉnh thoảng những bức tường mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta xây để bảo vệ mình lại kết thúc giống như những bức tường đã nhốt chúng ta lại trong sự tuyệt vọng.

Giá trị của Hy vọng là gì? Có bao giờ bạn nghĩ bên ngoài những bức tường của thế giới này là gì không?

Vì, ấy chính Ngài là sự hòa hiệp của chúng ta; Ngài đã hiệp cả hai lại làm một, phá đổ bức thường ngăn cách (Ê-phê-sô 2:14)

Vượt trên cả tình yêu tuyệt vời của Ngài, Đức Chúa Trời đã ban Con của mình là Chúa Giê-xu, bị đóng đinh trên thập tự giá để thông qua sự chết của Ngài, chúng ta có thể đi qua được bức tường ngăn cách giữa chúng ta với Ngài.

Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời (Giăng 3:16)

Nếu chúng ta đặt hy vọng và niềm tin của mình vào lời hứa của Ngài về một thế giới tốt đẹp hơn vượt trên thế giới mà chúng ta đang sống bây giờ, chúng ta có thể tìm thấy sự bình an trong trái tim của chúng ta thậm chí vượt qua nỗi sợ hãi về sự chết hoặc những khổ đau trong cuộc sống này.

Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta. (Rô-ma 8:35,38-39)

Hãy biết rằng những ngày chúng ta sống trên trái đất này chỉ khoảng bảy mươi hoặc tám mươi năm, tại sao có nhiều người bám chặt vào hy vọng này một cách tự tin như vậy? Họ làm vậy bởi vì học có một hy vọng về những điều tốt đẹp hơn; biết rằng đến cuối con đường là sự khởi đầu của một con đường mới – ở nơi mà chúng ta có thể có một sự khởi đầu mới mẻ hơn với Người mà yêu chúng ta nhất.

Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết ,cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. (Khải huyền 21:4)

Tôi nghĩ rằng Robert đã có một suy nghĩ đúng – anh ta đã hy vọng về một điều tốt đẹp hơn; đó là trở về nhà.